“FVP Trade lừa đảo?”, “FVP Trade lừa đảo đa cấp?” đang là những từ khóa hot nhất nhiện nay trên không gian mạng. FVP Trade đang làm mưa làm gió, lôi kéo rất nhiều người tham gia vào trận địa đầu tư đa cấp. Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ chính quyền đến các phương tiện truyền thông, nhưng vẫn còn rất nhiều người sập bẫy vòng xoáy lừa đảo của mô hình này. Chúng ta cùng phân tích những thông tin FVP Trade lừa đảo như thế nào nhé!
Xem thêm:
- Lion Team biến tướng WEDEX.APP, ZFX, GALAXY FINANCE 2022?
- LPL Trade Lừa đảo đúng Hay Sai? Đánh Giá Sàn LPL Trade 2022
- Sàn Swissmes 2022 lột trần tin đồn lừa đảo
- Sàn môi giới ACXFX top 1 scam, giam lệnh, các chuyên gia nói gì?
FVP Trade lừa đảo về tính pháp lý như thế nào?
Dựa vào thông tin trên trang chủ, FVP Trade thuộc sở hữu của công ty cổ phần FinVoyage Perpeptual Limited được đăng ký tại British Virgin Island (BVI) 2017. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thông tin công ty này này trên các trang danh bạ doanh nghiệp thì kết quả về một công ty duy nhất. Điều đáng nói là công ty này mới chỉ được thành lập vào ngày 19/03/2021, và đã giải thể sau đó vào ngày 03/08/2021.

Thực tế FinVoyage Perpetual Ltd. đã ngưng hoạt động. Đặc biệt là người đại diện pháp luật của công ty này là Rafiullah Mohammadzai, có quốc tịch Afghanistan, một cái tên không ai biết là ai, khác biệt hoàn toàn so với những thông tin về đội ngũ sáng lập và điều hành của FVP Holdings công bố trên website.

Đào sâu hơn nữa thông tin về FVP Trade cho thấy chỉ có duy nhất 1 công ty có tên FVP Trade UK LTD, thành lập ngày 16/07/2021. Người đại diện pháp luật là Stephen John Abel. FVP Trade UK LTD được cấp phép và quản lý bởi Cơ quan Kiểm soát Tài chính (FCA) Vương quốc Anh, giấy phép số 956489. Tra cứu trên danh mục của FCA theo mã 956489 thì có thể hiện FVP Trade UK LTD, nhưng website của công ty này là www.fvptrade.co.uk chứ không phải là fvptrade.com.

Bất ngờ hơn nữa, công ty này lại là đại lý cung cấp dịch vụ chuyển tiền online chứ không phải là công ty hoạt động môi giới giao dịch CFD và đầu tư tài chính.
Thông tin từ trang chủ của FVP Trade cho thấy, FVP Trade UK LTD và FVP Trade LTD là 2 pháp nhân chính của công ty này. FVP Trade LTD, đăng ký tại British Virgin Islands, với mã số đăng ký là 1958626. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm lại cho thấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp theo mã số đăng ký này tại BVI lại được cấp cho một doanh nghiệp có tên là PLUS INCENTIVE ASIA LIMITED, vào thời điểm 23/10/2017.

Đội ngũ FVP Trade chưa bao giờ đề cập đến cái tên PLUS INCENTIVE ASIA LIMITED trên các kênh truyền thông của mình. Nghi vấn cho điều này là đội ngũ FVP Trade đã nhận chuyển nhượng pháp nhân PLUS INCENTIVE ASIA LIMITED, có thể được đăng ký nhưng không hoạt động, và đổi tên thành FVP Trade LTD để chứng minh lịch sử hoạt động nhiều năm của FVP Trade, dù thực tế cho thấy FVP Trade mới bắt đầu xuất hiện khoảng giữa năm 2021.

Tiếp theo, thông tin về ASIC của FVP Trade là của một pháp nhân có tên là FVP Trade PTY LTD được thành lập tại Úc ngày 07/07/2021 và không rõ quan hệ là gì, cũng như chi tiết về các hoạt động kinh doanh của FVP Trade PTY LTD. FVP Trade đã dựng nên một pháp nhân có tên gần giống tại Úc sao cho pháp nhân này đủ điều kiện để đăng ký với ASIC, sau đó dùng chính đăng ký đó đi quảng cáo cho các dịch vụ của pháp nhân chính tại BVI.

Trước đây, không ít dự án lừa đảo như Alpha Tradex, HyperCapital, Profitable Morrows… cũng đăng ký với ASIC, cho thấy việc doanh nghiệp có đăng ký với ASIC là chưa hội tụ đầy đủ điều kiện để đảm bảo độ uy tín.
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng FVP Trade lừa đảo khách hàng bằng sự mập mờ về pháp lý, hay sự nhập nhằng về pháp nhân khi đăng ký với FCA, ASIC… cùng với việc đăng ký kinh doanh của pháp nhân chính tại một địa điểm nhiều tai tiếng.
FVP Trade lừa đảo bằng mô hình kinh doanh đa cấp
Tài khoản ủy thác PAMM
FVP Trade là một sàn giao dịch CFD nhưng có bao nhiêu người sử dụng FVP Trade để giao dịch? Thay vì tự tay giao dịch, những người tham gia vào sàn FVP Trade lại đầu tư vào tài khoản PAMM là hình thức đầu tư ủy thác do FVP Trade quản lý.
Theo FVP Trade, tài khoản PAMM được doanh nghiệp này “bốc phét” là áp dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo AI dựa trên thuật toán của máy tính lượng tử (Quantum Finance Ecosystem) được FVP Holdings đã mua lại lần lượt Global FX Technologies vào năm 2018 và Qfinity Labs năm 2019 để nhờ đó đem lại mức lợi nhuận ổn định, mức độ rủi ro thấp và bảo toàn vốn cho nhà đầu tư.

FVP Trade lừa đảo trắng trợn vì không thể tin được một doanh nghiệp với lịch sử hoạt động từ năm 2021, không có bất kỳ một bằng phát minh sáng chế nào, không có một đội ngũ nghiên cứu phát triển nào ngoài David Moche một chuyên gia về điện toán lượng tử gia nhập FVP Holdings, giữ chức vụ Trưởng phòng Điện toán Lượng tử.
Không rõ FVP Holdings đã bỏ ra bao nhiêu ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phát triển, lại có thể khai thác công nghệ điện toán lượng tử đạt mức độ tân tiến hơn tất cả các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Trong khi công nghệ điện toán lượng tử vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, và chủ yếu được nghiên cứu phát triển bởi các trung tâm nghiên cứu thuộc các trường đại học danh tiếng hoặc các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới chứ chưa được khai thác thương mại. Và chưa ai từng nhìn thấy hệ thống máy tính lượng tử của FVP Trade.
FVP Trade cũng không cung cấp các báo cáo tài chính một cách minh bạch cho các nhà đầu tư thực trạng các khoản đầu tư. Do đó, không thể biết được lợi nhuận mà FVP Trade trả cho nhà đầu tư mỗi tháng đến từ đâu, hay chỉ là lấy tiền người trước trả cho người sau như mô hình đa cấp Ponzi. Điều này cũng cố thêm nghi vấn FVP Trade lừa đảo đa cấp.
Trả thưởng, hoa hồng theo hình thức đa cấp

- Doanh thu tới 10% mỗi tháng mà gần như không có bất kỳ rủi ro nào.
- Tiền thưởng giới thiệu (referral bonus) tương đương 50% mức lợi nhuận của người được giới thiệu ở hạng Thành viên.
- 100% mức lợi nhuận cho người giới thiệu ở hạng IB, SIB, DIB hoặc MIB
- Thưởng nhóm (tương đương 3-5% lợi nhuận đầu tư của người được giới thiệu)
- Thưởng quản lý (tương đương 5-20% lợi nhuận đầu tư của người được giới thiệu)
- Hồi khấu hoa hồng (tương đương 5-15 USD)
FVP Trade lừa đảo nhà đầu tư theo phương thức này không khác gì những hội nhóm đa cấp, sàn đa cấp tài chính đã bị triệt phá trước đây. Ngoài ra FVP Trade còn trả tiền thưởng theo chu kỳ (cyclical bonus) lên tới 4% số tiền đầu tư vào tài khoản PAMM mỗi tháng nếu nhà đầu tư có đủ điều kiện về thời gian đầu tư (> 270 ngày).

- Chu kỳ 1 (91 – 180 ngày): Nhà đầu tư sẽ nhận 1% tiền thưởng
- Chu kỳ 2 (181 – 270 ngày): Nhà đầu tư sẽ nhận thêm 1% tiền thưởng
- Chu kỳ 3(>270 ngày): Nhà đầu tư sẽ nhận thêm 2% tiền thưởng
Như vậy mỗi tháng FVP Trade có thể phải trả cho nhà đầu tư và những người giới thiệu số tiền rơi vào khoảng 30-40% giá trị đầu tư vào tài khoản PAMM.
Việc trả hoa hồng của FVP Trade làm cho nhiều người nghi ngờ “FVP Trade lừa đảo đa cấp?” là không sai:
- Thứ nhất: Các đơn vị quản lý tài sản ủy thác thường không trả hoa hồng cho bên thứ ba, đặc biệt là cá nhân để thu hút nhà đầu tư. Nếu có, thì tỷ lệ này thường không vượt quá 0.2% giá trị đầu tư.
- Thứ hai: Các đơn vị quản lý tài sản ủy thác thường thu phí quản lý tài sản thường niên ở mức 1-2% tổng giá trị tài sản và một phần lợi nhuận từ việc đầu tư (thường ở mức 20% lợi nhuận trong năm). Do lợi nhuận thu được không chắc chắn 100%, khoản phí quản lý tài sản thường dùng để trang trải cho các chi phí hoạt động của đơn vị quản lý tài sản như là: thuê văn phòng, tiền lương hay các chi phí marketing…
Trong khi đó, FVP Trade lại không thu phí quản lý của những người tham gia đầu tư mà còn trả lợi nhuận cam kết và hoa hồng lên tới 30-40% giá trị tài sản đầu tư. Điều này cho thấy mỗi tháng doanh nghiệp này sẽ cần đạt lợi nhuận đầu tư lên tới 50% mới đủ để chi trả các khoản phí và lãi cho nhà đầu tư và hoa hồng cho những người giới thiệu.
Đây là một mức lợi nhuận mà chưa từng có quỹ đầu tư nào đạt được trước đây. Nếu điều này có xảy ra tại FVP Trade thì tại sao doanh nghiệp này không thu hút được nguồn tiền đầu tư từ các tổ chức lớn?
FVP Trade đang có dấu hiệu của việc kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép Ponzi. ‘Những tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận hợp pháp, có thể bị xử lý hình sự tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam’ (theo Điều 217a Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017).
Kết luận
Qua những thông tin trên nghi vấn “FVP Trade lừa đảo?”, “FVP Trade lừa đảo đa cấp?” là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng khi nhà đầu tư ủy thác đầu tư cho một cá nhân hay tổ chức nào đó cũng phải xem xét đến yếu tố tính pháp lý vì Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ sàn forex nào. Nếu người dân tham gia vào các sàn giao dịch này, khi phát sinh rủi ro thì sẽ không được pháp luật bảo vệ.