Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC cáo buộc WikiFX tổ chức các hành vi lừa đảo, tấn công mạng, vi phạm bản quyền, dịch vụ không cho phép… và những cáo buộc liên quan đến chính sách của tổ chức.
WikiFx nâng điểm đánh giá sàn không trung thực

Để được đứng top trong một tháng, sàn giao dịch Forex phải chi trả cho WikiFx $7000 trên mỗi khu vực. Nếu hoạt động đa quốc gia, thì mỗi quốc gia sẽ tương đương $7000/ 1 tháng đứng top. Với số lượng sàn môi giới ngày càng mọc như nấm, không biết WikiFx đã “hút máu” được bao nhiêu tiền từ xác sàn giao dịch này.
Trường hợp các nhà môi giới hay các sàn giao dịch Forex “ngó lơ” lời mời gọi, WikiFx sẽ công bố thông tin của của nhà môi giới lên website của mình với xếp hạng thấp kèm những dòng đánh giá không căn cứ như: sàn có dấu hiệu lừa đảo, giấy phép không hiệu lực… Khiến cho các nhà môi giới hay các sàn giao dịch Forex cảm thấy bất an, và mong muốn tìm hướng giải quyết.
WikiFx vu khống hạ điểm nhà môi giới để “hút máu”
Một khi các nhà môi giới hay các sàn giao dịch Forex không có mong muốn gia hạn các gói bảo trợ, sẽ đột ngột bị WikiFx hạ điểm xếp hạng và dường như tàng hình trên bảng xếp hạng của ứng dụng WikiFx. Các nhà môi giới đó sẽ bị gắn mắc cảnh báo qua các tiêu chí sau:
“Cảnh báo: Điểm thấp, vui lòng tránh xa! Nhà môi giới này hiện không có quy định hợp lệ, vui lòng lưu ý rủi ro! Tình trạng quản lý là bất thường, tình trạng quản lý chính thức là Không được phép, vui lòng lưu ý rủi ro!”
Thậm chí những ngân hàng lớn tầm cỡ quốc gia như BIDV, MBS, Techcombank, Vietcombank, VPbank và nhiều ngân hàng lớn khác đều bị WikiFx gắn mác cảnh báo lừa đảo.
WikiFx còn thường xuyên thành lập một tổ chức đi đến các trụ sở của các sàn giao dịch đã đăng ký trên giấy phép môi giới, để kiểm tra địa điểm văn phòng, quy mô công ty, số lượng nhân viên và so sánh với thông tin được cung cấp trên website của những sàn giao dịch đó. Ngoài ra WikiFx còn cho xuất bản một bài đánh giá giả mạo với hình ảnh, thông tin không trung thực, kèm vào đó là một vị trí xếp hạng gần như chạm đáy cùng với những lời cảnh báo cho người dùng.
Cuối cùng, WikiFx sẽ gắn mác cảnh báo đánh giá với từng sàn, nhằm hạ bệ uy tín, tác động cho các sàn phải chi tiền cho những gói bảo trợ với giá cắt cổ.
Một số nhà đầu tư cũng nêu lên một số nghi vấn “Phải chăng đơn vị trung gian này có sự liên thông với các sàn giao dịch để tạo ra những đánh giá gian lận, ép buộc các sàn giao dịch phải trả tiền quảng cáo để được “xếp hạng tín nhiệm” cao, nếu không sẽ bị giảm doanh thu. Một ví dụ khác là sàn giao dịch Exness bị hạ điểm đánh giá từ 7,77 xuống 2,37, nhưng chỉ 3 ngày sau, điểm đánh giá lại quay lại mốc 7,77 điểm, do đó mọi người cần lưu ý, không nên tin tưởng quá dễ mất tiền oan”
Hậu quả từ việc WikiFx “buôn điểm bán hạng”
Một nhà đầu tư tại TP.HCM đã giao dịch trên sàn BERTHAR khi lỡ tin vào hành vi “đánh giá xếp hạng tín nhiệm” sàn Forex của WikiFx. Và hậu quả là nhà đầu tư này đã bị sàn BERTHAR chiến đoạt lên đến hơn 3.700usd (Khoảng 82 triệu đồng). Sau khi bị lừa đảo nhà đầu tư này đã liên hệ với Wikifx những không hề nhận được bất kỳ lời hồi âm nào, đặc biệt những bình luận và bài viết liên quan về sàn BERTHAR lừa đảo cũng bị Wikifx chôn vùi . Qua thời gian ngắn sau đó, điểm số sàn BERTHAR trên Wikifx đã lao dốc từ 6.92/10 điểm xuống còn 1.81 điểm.
Bằng chứng tiếp theo là sàn giao dịch BaselMarkets có dấu hiệu lừa đảo người dùng, tự thay đổi phí qua đêm gấp 300 lần để “đốt cháy” tài khoản khách hàng. Đội ngũ hỗ trợ của BaselMarkets thì lảng tránh không giải quyết. Mặc dù rất nhiều nhà đầu tư phản ánh trên diễn đàn, WikiFx cũng không có động tĩnh gì, trong khi điểm đánh giá vẫn khá là cao.
Theo những thông tin trên và những cáo buộc thì có thể nhận thấy rằng WikiFX là công cụ tra cứu, đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho các sàn Forex không minh bạch, được thành lập chỉ với mục đích duy nhất là “hút máu” nhà môi giới.